NGÀY SÁCH VÀ VĂN HOÁ ĐỌC VIỆT NAM 21/4 – CHỦ ĐỀ NĂM 2024 “SÁCH HAY BẠN ĐỌC”

NGÀY SÁCH VÀ VĂN HOÁ ĐỌC VIỆT NAM 21/4 – CHỦ ĐỀ NĂM 2024 “SÁCH HAY BẠN ĐỌC”

Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam với mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của sách. Khuyến khích mọi người đọc sách, hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức. Đồng thời góp phần nâng cao trình độ dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam.

Văn hóa đọc là gì?

Văn hóa đọc là một khái niệm rộng lớn bao gồm thói quen, thái độ, giá trị và hành vi liên quan đến việc đọc của cá nhân và cộng đồng. Nó không chỉ đơn giản là việc đọc sách mà còn bao gồm việc đánh giá, hiểu và tận dụng thông tin và kiến thức thu được qua quá trình đọc. Văn hóa đọc phản ánh mức độ quan trọng mà một xã hội hoặc cộng đồng đặt vào việc đọc làm phương tiện học tập, giải trí và phát triển cá nhân.

TS Giản Tư Trung: ‘Sách là người thầy khai minh’.

Chia sẻ trên một bài phỏng vấn mới đây trên Tạp chí Tri Thức Znews, Thầy Giản Tư Trung đã nhấn mạnh khuyến đọc phải gắn với khuyến học, đồng thời chia sẻ nhiều góc nhìn giá trị và thú vị về sự học khai phóng – điều được ông xem như tâm huyết cả đời.

“Trong một xã hội chưa có nền giáo dục khai phóng mạnh thì cách tối ưu nhất để khai phóng chính là sách, vì sách là người thầy khai minh mình có thể có nó mọi lúc. Bạn cứ tưởng tượng, mình có thể thỉnh một người thầy vĩ đại về tận giường ngủ của mình để dạy cho mình lúc nửa đêm, mà nhiều khi học phí có khi chỉ bằng vài ba tô phở thôi. Sách là người thầy lớn, dễ tìm và có thể giúp ta học mọi nơi mọi lúc.”

Đặc điểm của văn hóa đọc

  • Thói quen đọc: Tần suất và lượng thời gian mà một người dành cho việc đọc, bao gồm sách, báo, tạp chí, và nội dung số.
  • Sự đa dạng và chọn lọc: Loại tài liệu mà người đọc lựa chọn, từ văn học, khoa học, giáo dục đến giải trí.
  • Hiểu biết và phân tích: Khả năng phân tích và suy luận từ nội dung đã đọc, cũng như áp dụng kiến thức và thông tin vào cuộc sống hàng ngày.
  • Chia sẻ và thảo luận: Việc chia sẻ thông tin, ý tưởng, và suy nghĩ với người khác thông qua các cuộc thảo luận, hội nhóm đọc sách, và các nền tảng trực tuyến.
  • Hưởng ứng: Sự ủng hộ và tạo điều kiện phát triển văn hóa đọc từ gia đình, trường học và cộng đồng.

Tầm quan trọng của văn hóa đọc

  • Phát triển cá nhân: Đọc mở rộng kiến thức, cải thiện từ vựng và kỹ năng ngôn ngữ, nâng cao khả năng suy nghĩ phản biện.
  • Hiểu biết sâu rộng về xã hội: Giúp hiểu biết sâu sắc hơn về các vấn đề xã hội, văn hóa và con người từ khắp nơi trên thế giới.
  • Giải trí và thư giãn: Đọc là một hình thức giải trí lành mạnh, giúp giảm stress và cải thiện sức khỏe tinh thần.
  • Hỗ trợ giáo dục và nghiên cứu: Là nền tảng cho việc học tập và nghiên cứu trong mọi lĩnh vực kiến thức.

Văn hóa đọc cần được nuôi dưỡng và phát triển từ gia đình, trường học và cộng đồng, với việc tạo ra môi trường khuyến khích và hỗ trợ việc đọc.

Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam 21/4

Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định lấy 21/4 hằng năm là ngày Sách Việt Nam. Sau đó, để đưa Văn hóa đọc được phổ biến rộng rãi hơn, ngày 4/11/2021, Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức Ngày Sách và Văn hóa Đọc Việt Nam, thay thế cho Ngày Sách Việt Nam trước đó. Sự kiện này vẫn được tổ chức vào ngày 21/4 hàng năm nhằm thúc đẩy và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.

Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam là một dịp quan trọng nhằm khẳng định vai trò của sách trong việc nâng cao tri thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục, đồng thời rèn luyện nhân cách con người. Song đó, sự kiện này còn thúc đẩy phong trào đọc sách trong cộng đồng, góp phần xây dựng một môi trường học tập tích cực, từ gia đình đến cơ quan, tổ chức và trường học.

z5407055422797_ff80435144a033ffe0615efa2df2acf4 z5407055921055_4a6222208e9f7d922f3df0f9abe3f7dc z5407056707194_8bc50d4b529aeaeea401d8426a1c8309 z5407060291179_9d6a53e4871f6372a8955a20fac84f2e

z5413607331177_2221b4f10c524ad5fa7bad445196ec32 z5413607327698_b569a9aaf831fdf217ba3a44511ced25 z5413607342546_fbb6a5438430e640694416b56d11f77c

Trả lời